Thạch cao là loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều để trang trí nội thất cho các loại công trình, nó không những đáp ứng được về các yêu cầu kỹ thuật mà còn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tính thẩm mỹ của kiến trúc công trình. Để bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách thi công trần thạch cao, Thạch cao Nghệ An xin chia sẻ đến bạn đọc một vài kiến thức về trần thạch cao như sau
I. Đặc Tính Của Thạch Cao
Tấm thạch cao có kết cấu dạng tấm, nhẹ, là loại vật liệu hữu cơ có tính mềm và dẻo. Nên trong quá trình sử dụng sẽ không bị nứt. Đây là một lợi thế của thạch cao khi ứng dụng vào làm trần. Thạch cao còn có khả chống cháy và cách nhiệt tốt, độ hấp thụ nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như kính, bê tông… do vậy, tấm thạch cao phù hợp với những công trình yêu cầu chịu nhiệt tốt và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp.
Ngoài ra, tấm thạch cao còn có khả năng chống cháy, hoàn toàn phù hợp để làm trần hay vách ngăn cho những công trình dễ có nguy cơ xảy ra cháy, yêu cầu tính chống cháy cao. Tấm thạch cao có khả năng chịu lửa lên từ 60 phút đến 180 phút, tùy vào loại công trình mà ứng dụng các tấm thạch cao cho phù hợp.
II. Thi Công Tấm Thạch Cao
II.1 Trần thạch cao nổi
Loại trần này được ứng dụng để che chắn cách âm cách nhiệt và trang trí nội thất công trình. Thi công trần thạch cao nổi được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định độ cao và lấy mặt phẳng trần nhà bằng cách dùng ống nước hoặc sử dụng tia laze. Sau đó đánh dấu độ cao ở dưới mặt tấm trần làm độ cao tiêu chuẩn.
Bước 2: Lắp đặt hệ khung xương bằng các dụng cụ như sử dụng búa định vị hoặc khoan để gắn các thanh viền tường bằng đinh, hoặc ticke… tùy theo loại công trình làm trần hay làm vách.
Bước 3: Đo và xác định các điểm treo phải đảm bảo khoảng cách của hệ khung xương không được vượt quá quy định 1200mm.
Bước 4: Các thanh chính được cố định sao phù hợp với các điểm treo trên mái ngói theo khoảng các tiêu chuẩn đã được định trước.
Bước 5: Các thanh phụ gắn với các thanh chính với một khoảng cách phù hợp theo tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả các tấm thạch cao đã được cắt, ghép khớp với các ô được tạo bởi các thanh chính và thanh phụ, sau đó chỉnh sửa và hoàn thiện toàn bộ trần.
II.2 Hệ khung trần chìm
Hệ khung trần chìm là sự kết hợp giữa hệ khung xương và tấm thạch cao chìm, tấm thạch cao chìm bao phủ toàn bộ hệ khung và che đi những khuyết điểm cho các hệ thống chạy trong nhà như ống nước, dây điện…
Thi công trần thạch cao được thực hiện như sau:
Bước 1: Đo và đánh dấu xác định độ cao của trần bằng cách dùng ống nước hoặc tia Laze.
Bước 2: Cố định hệ khung các thanh viền tường bằng các dùng búa và cố định chúng bằng các ticke, đinh…
Bước 3: Các thanh chính được chia với một khoảng cách với các điểm ty treo theo tiêu chuẩn và không được quá 1200mm.
Bước 4: Liên kết các thanh chính với các điểm ty treo để tạo ra khung dọc có khoảng cách không được vượt quá 1000mm
Bước 5: Gài mép của các thanh ngang vào cá của cách thanh chính để liên kết các thanh ngang và các thanh chín lại với nhau.
Bước 6: Các tấm thạch cao được ghép từ dưới lên và được cố định vào hệ khung xương bằng đinh vít, đầu đinh vít không được nhô ra ngoài mà phải chìm vào trong mặt tấm.
Bước 7: Kiểm tra, sữa chữa, sơn bả và hoàn thiện.
Trần thạch cao chìm có kết cấu nhẹ, có hệ thống khung xương nhẹ và chịu lực từ bên trong, bề mặt khung xương được bao phủ bởi lớp tấm thạch cao phía bên ngoài, sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ cao, là một giải pháp tốt cho mọi công trình.
Thạch cao Nghệ An là đơn vị chuyên phân phối, thiết kế và thi công trần thạch cao hàng đầu tại Hà Tĩnh. Nếu bạn đang có nhu cầu làm trần, vách thạch cao tại Kỳ Anh Hà Tĩnh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được giá ưu đãi nhất.